Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật và có tính tiêu cực… gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu rõ tệ nạn xã hội là gì? Những biện pháp phòng ngừa tệ nạn xã hội, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của congresodigitalfopea.com nhé.
Contents
I. Tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội được hiểu là hiện tượng xấu trong xã hội với những biểu hiện là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu. Như vậy, hiểu đơn giản thì tệ nạn xã hội chính là những biểu hiện về lối sống vô tô chức, coi thường đạo đức, pháp luật và đây là con đường nhanh nhất để dẫn đến phạm tội.
Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua một số hành vi như: cờ bạc, nghiện hút, lối sống sa đọa, trụy lạc, suy đồi đạo đức; các phong tục lạc hậu, cổ hủ…
II. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến
Hiện nay có rất nhiều hình thức tệ nạn xã hội khác nhau. Dưới đây là một số tệ nạn xã hội đang rất phổ biến.
1. Tệ nạn ma túy
Như đã chia sẻ khi giải thích tệ nạn xã hội là gì, tệ nạn ma túy là một tệ nạn chỉ những người nghiện, phụ thuộc vào ma túy. Bên cạnh đó còn có tội phạm về ma túy, buôn bán trái phép ma túy.
Nghiện ma túy góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, cướp của… Không những vậy, ma túy còn là nguồn gốc để đại dịch HIV/AIDS lan truyền trong xã hội.
Ngoài ra, tệ nạn ma túy còn làm tăng ngân sách xã hội cho những họa động ngăn ngừa, giải quyết hậu quả do ma túy gây ra.
2. Tệ nạn mại dâm – Tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn mại dâm được hiểu là những cá nhân sử dụng dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân. Đây là hành vi trao đổi tiền bạc hoặc những lợi ích khác để thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa người mua và bán.
3. Tệ nạn cờ bạc

Tệ nạn cờ bạc hiện diễn ra với nhiều hình thức rất tinh vi như số đề, đá gà, ba cây, xóc đĩa…chúng khiến cho trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp. Tại nhiều địa phương, hoạt động cờ bạc thậm chí còn xuất hiện công khai tại các lễ hội.
4. Tệ nạn rượu bia
Hệ lụy của tệ nạn rượu bia không chỉ dừng ở số người chết do tai nạn giao thông mà còn khiến nhiều gia đình tan nát, trẻ em và phụ nữ bị bạo hành; các vụ hiếp dâm…
5. Tệ nạn mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan có lẽ là tệ nạn xã hội khá phổ biến trong đời sống xã hội. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Theo đó, mê tín được hiểu là tin vào những điều không đúng như chữa bệnh bằng bói toán, phép thuật… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc, thậm chí là tính mạng.
Hành vi mê tín dị đoan rất đa dạng như bùa chú, bói toán, cúng sao giải hạn…
III. Những tác hại của tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội gây ra rất nhiều hệ lụy cho cá nhân, gia đình và xã hội. Cụ thể như sau.
1. Đối với bản thân
Các tệ nạn xã hội có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh đường hô hấp, thần kinh hay hệ tim mạch…
Làm tha hóa nhân cách, rơi vào lối sống buông thả và dễ vi phạm pháp luật.
Gây tổn hại về kinh tế, tinh thần của bản thân người tham gia tệ nạn xã hội.
2. Đối với gia đình

Đối với những gia đình có người thân tham gia vào tệ nạn xã hội có thể bị khủng hoảng về tinh thần và tài chính. Ví dụ như, tệ bạn cờ bạc sẽ khiến mâu thuẫn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, thậm chí là bạo lực gia đình.
Tệ nạn xã hội cờ bạc không chỉ làm mất thời gian, tiền bạc mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế đã chứng minh, những người thường xuyên đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả, nếu thua bạc với số tiền lớn có thể dẫn đến tình cảnh túng quẫn.
Bên cạnh đó, những gia đình có cha hoặc mẹ mắc tệ nạn xã hội sẽ trở thành gấm gương xấu cho các con, khiến trẻ không được phát triển trong môi trường lành mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ có sự lệch lạc về lối sống, nhân cách và ảnh hưởng đến tương lai đất nước.
3. Đối với xã hội
Tệ nạn xã hội có tính lây lan nhanh trong xã hội và tồn tại dưới nhiều hình thức nên các đối tượng tham gia rất đa dạng về thành phần.
Các đối tượng tham gia tệ nạn xã hội là gì? Họ có thể là bất cứ ai trong xã hội, hơn thế những đối tượng này có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng để cấu kết thành đường dây, ổ nhóm. Gây ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội.
Tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như tội phạm về ma túy, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác… Do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Địa bàn tập trung của những ổ nhóm tệ nạn xã hội thường là khu công nghiệp, nơi dân trí có trình độ thấp… Điều này gây hoang mang, sợ hãi cho người dân
IV. Cách hạn chế tệ nạn xã hội

Bản thân mỗi người cần phải nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn xã hội để giữ cho mình được lối sống trong sạch. Gia đình, nhà trường cần dạy bảo cho con em ngay từ nhỏ về việc tránh xa tệ nạn xã hội.
Các địa phương cần có hoạt động tuyên truyền đến người dân về tác hại và đưa ra những biện pháp để ngăn ngừa tệ nạn xã hội. Đồng thời cần phải có hành phạt xử lý nghiêm tệ nạn xã hội.
Cơ quan chức năng nên thường xuyên thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực có liên quan như nhà nghỉ, karaoke, các hoạt động vận tải hàng hóa…
Nhà nước cần có sự rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật về việc phòng chống tệ nạn xã hội.
V. Kết luận
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào hiểu được tệ nạn xã hội là gì cũng như những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm những tin tức hữu ích khác nhé.