Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes gây ra. Do đó, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết chính là diệt muỗi, lăng quăng, chống muỗi đốt. Cùng congresodigitalfopea.com tham khảo chi tiết hơn những biện pháp phòng chống theo khuyến cáo của WHO dưới đây nhé.
Contents
I. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Trước khi tìm hiểu biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết, chúng ta cần hiểu rõ bệnh này như thế nào cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với sức khỏe của con người. Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm do siêu vi trùng mang tên Dengue gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết hơn cả.
Bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy đau nhức toàn thân, đặc biệt là cơ và khớp. Xuất huyết ở dạng nhẹ có thể gây ra tình trạng phát ban, với dạng nặng có thể gây giảm huyết áp đột ngột, chảy máu, thậm chí là nguy cơ tử vong cao.
II. Sốt xuất huyết có lây không?
Như đã chia sẻ, sốt xuất huyết có khả năng lây nhiễm từ vật chủ mang virus gây bệnh, từ người sang người. Theo đó, bệnh lây truyền theo 3 đường chính.
1. Từ muỗi sang người
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do mũi Aedes. Khi muỗi nhiễm bệnh và đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus Dengue sang người. Sau khi tuyền nhiễm bệnh, muỗi vẫn còn khả năng cao lây lan virus cho người khác.
2. Từ người sang muỗi

Muỗi có thể nhiễm virus gây bệnh sốt xuất huyết sau khi đốt người mắc virus Dengue. Đây là những người đã nhiễm virus nhưng chưa có dấu hiệu của bệnh.
Thời gian lây truyền virus từ người sang muỗi có thể diễn ra trong khoảng 2 ngày trước khi người bệnh có những dấu hiệu của sốt xuất huyết.
3. Lây qua đường máu, dùng chung bơm kim tiêm
Người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus Dengue nếu được truyền máu của người mắc bệnh hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này không phổ biến bằng con đường lây nhiễm qua muỗi đốt.
III. Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết
Nếu phát hiện bản thân bị sốt xuất huyết, bạn hãy tránh để muỗi thêm trong trong thời gian đầu mắc bệnh. Bởi virus có thể di chuyển trong máu thời gian này và có thể truyền virus sang muỗi khi bị đốt. Điều này có thể lây nhiễm sang cho người khác.
Hiện nay, nguy cơ chính khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát là do khả năng sinh sản của muỗi và bị muỗi đốt. Vậy nên bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết sau đây.
1. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, bọ gậy

Muỗi thường đẻ trứng ở những nơi đọng nước, và sau 2-3 ngày thì trứng muỗi sẽ nở thành bọ gây, sau đó phát triển thành muỗi vằn. Loại muỗi này thường trú ẩn ở nơi tối, ẩm thấp. Vậy nên, chúng ta cần phải phá bỏ các ổ nước là nơi muỗi đẻ. Những biện pháp mà các gia đình nên thực hiện là:
- Nên đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Gia đình bạn có thể thả cá nhỏ, cá bảy màu vào các bể nước, dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng.
- Dọn vệ xung quanh nhà, lật áp các thau, chum, dụng cụ chứa nước để tránh nước động.
- Nên lấp đầy các ổ nước bằng đá hoặc tháo cạn.
- Phát quang cây cối, bụi rậm quanh nhà để giảm nơi sinh sản của muỗi.
2. Phòng ngừa sốt xuất huyết bằng cách chống muỗi đốt
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phòng sốt xuất huyết bằng cách chống muỗi với những biện pháp như sau:
- Nên thả màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Dùng bịt xịt muỗi, hương muỗi, vợt điện… để xua đuổi muỗi hoặc giảm việc bị muỗi đốt.
- Có thể dùng màn, rèm che tẩm hóa chất để tiêu diệt muỗi.
- Người bị sốt xuất hiện cần được nằm trong màn để tránh bị muỗi đốt, lây bệnh sang cho người khác.
- Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần phải nhắc nhở trẻ không nên chơi ở nơi ẩm thấp, nhiều cây cối rậm rạp.
- Mặc quần áo dài tay để không bị muỗi đốt.
3. Phun hóa chất phòng chống dịch

Vào mùa mưa, bạn có thể phun hóa chất để diệt muỗi định lỳ. Do vậy, để đảm bảo công tác phòng ngừa sốt xuất huyết, bạn nên phối hợp vơi chính quyền địa phương, y tế trong những đột phun hóa chất diệt muỗi và vệ sinh môi trường sống để diệt lăng quăng, bọ gậy.
Đồng thời, theo khuyến cáo, người dân cũng nên đóng kín cửa sổ, lỗ thông gió khi phun thuốc. Cần dọn dẹp dụng cụ đựng thực phẩm trước khi phun để không nhiễm hóa chất. Sau khi phun nên ra khỏi nhà khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
IV. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết được đánh giá là một trong những căn bệnh có nguy cơ biến chứng cao và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy, việc xác định mức độ của bệnh là rất cần thiết để có được phác đồ điều trị phù hợp.
- Giai đoạn điều trị tại nhà: khi phát hiện những dấu hiệu sốt từ 2-7 ngày, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà với biện pháp duy nhất là vù nước.
- Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn: khi người bệnh có những điểm xuất huyết dưới da, dưới niêm mạc hoặc biện pháp bù nước không mang lại hiệu quả thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện.
- Giai đoạn nhập viện thời gian dài: khi thấy những biểu hiện như chân tay lạnh, viêm họng, sốt li bì, khó thở… người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
V. Kết luận
Có thể thấy sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng cao, vì thế hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân yêu với những biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết được chia sẻ trên đây nhé. Hãy theo dõi chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất về đời sống nhé.